Những điều cần biết khi sử dụng kem chống nắng hoá học

Kem chống nắng hoá học

1. Kem chống nắng hoá học là gì?

Kem chống nắng hoá học là kem chống nắng chứa các thành phần có thể hấp thụ được tia UV như Avobenzone, Homosalate, Oxybenzone, Octisalate, Sulisobenzone, Octinoxate,… Trên bao bì thường được ghi chữ Suncreen.

Kem chống nắng hoá học thường có kết cấu nhẹ, mỏng, không mùi, phù hợp màu da và thường được đánh giá cao về khả năng chống tia UV

Xem thêm:

Bạn đã biết cách lựa chọn kem chống nắng chưa?

Những điều cần biết khi sử dụng kem chống nắng vật lý

2. Cơ chế hoạt động

Khác với khả năng phản xạ tia UV của kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hoá học có khả năng hấp thụ, chuyển hoá tia UV thành ánh sáng hoặc nhiệt có bước sóng vô hại với da.

Các thành phần trong kem chống nắng sẽ kết hợp tạo thành một màng lọc hoá học có khả năng ngăn được cả tia UVA và UVB

Kem chống nắng hoá học

3. Chỉ số SPF và PA

Trên vỏ kem chống nắng đều sẽ ghi chỉ số SPF và PA. Đây là 2 chỉ số cơ bản cho biết khả năng chống tia UVB và UVA.

  • Chỉ số SPF (Sun Protection Factor): Là chỉ số cho biết khả năng chống tia UVB. SPF càng cao thì khả năng chống tia UVB càng tốt: SPF2, SPF15, SPF30,…
  • Chỉ số PA (Protection Grade of UVA): Là chỉ số cho biết khả năng chống tia UVA. PA càng cao thì khả năng chống tia UVA càng tốt: PA+, PA++, PA+++
  • Tuy chỉ số SPF và PA càng cao càng chống tia UV tốt nhưng khi sử dụng cần tuỳ thuộc vào thực tế thời tiết và loại da để lựa chọn loại sản phẩm phù hợp. Nên chọn kem chống nắng có PA++ và SPF30/SPF50 là phù hợp với đa số trường hợp.

4. Kem chống nắng hoá học có ưu nhược điểm gì

Ưu điểm

  • Kem có kết cấu nhẹ, mỏng, ít nhờn rít và phù hợp màu da nên thuận tiện cho việc sử dụng hàng ngày
  • Lượng kem sử dụng tiết kiệm hơn so với kem chống nắng vật lý
  • Kem dễ phối hợp với các loại kem trang điểm
  • Đa dạng về sản phẩm và mẫu mã cho việc lựa chọn
  • Thành phần cấu tạo dễ bổ sung các dưỡng chất như Peptide, enzyme… để tăng khả năng dưỡng da.

Nhược điểm

  • Cấu tạo bởi các thành phần hoá học nên dễ gây kích ứng da, đặc biệt là đối với da nhạy cảm. Chỉ số SPF càng cao càng dễ gây kích ứng.
  • Thời gian sử dụng không dài và nhanh phải bôi lại
  • Do cơ chế hấp thụ tia UV và chuyển hoá thành nhiệt hoặc ánh sáng có bước sóng không tổn hại da nên có thể gây ra các đốm màu trên da, khiến da sẫm màu hơn.
Kem chống nắng Obagi Nu-derm Healthy Skin Protection SPF 35 85g
Kem chống nắng Obagi Nu-derm Healthy Skin Protection SPF 35 85g

5. Những điều cần lưu ý để sử dụng kem chống nắng hoá học hiệu quả

  • Lựa chọn kem chống nắng có chỉ số PA, SPF phù hợp với điều kiện thời tiết
  • Trong quy trình skin care, kem chống nắng là bước cuối cùng. Do đó, sau khi bôi xong lớp dưỡng ẩm nên đợi khoảng 10-15 phút rồi mới thoa kem chống nắng để tránh các thành phần làm giảm tác dụng của nhau.
  • Tia UV có thể xuyên qua mây, kính, quần áo nên cần thoa kem chống nắng thường xuyên dù thời tiết râm mát, mùa đông hay đang trong văn phòng.
  • Kem có thành phần gây cay mắt nên tránh để tiếp xúc trực tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng0
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tiếp tục xem sản phẩm khác
0